Ảnh cưới đẹp

Tham khảo những bộ ảnh cưới đẹp từ những studio hàng đầu

Kinh nghiệm cưới

Tìm hiểu ngay những kinh nghiệm cưới cho cô dâu chú rể

Địa điểm cưới

Khám phá ngay những địa điểm tổ chức tiệc cưới, địa điểm trăng mật sau ngày cưới

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cách cảm ơn mẹ thiết thực ở đám cưới

Khi chuẩn bị cưới, các bà mẹ là người không kém phần bận rộn, nên đôi uyên ương cần tỏ lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể, chân thành.

Khi đôi uyên ương lên kế hoạch cưới, hầu hết các gia đình đều hỗ trợ cho hôn lễ và người bận rộn nhất chính là những bà mẹ. Để cảm ơn những sự chuẩn bị của mẹ, cô dâu chú rể có thể thực hiện một số việc nhỏ, thiết thực mà đem tới ý nghĩa và bất ngờ lớn dành cho các mẹ.


1. Cùng mẹ tiến vào nơi làm lễ

Ở các nước phương Tây, bố sẽ là người dẫn cô dâu tới lễ đường kết hôn, còn ở Việt Nam, cha mẹ sẽ bước lên sân khấu trước, sau đó cô dâu chú rể mới tiến vào nơi làm lễ. Bạn có thể thay đổi nghi thức truyền thống này bằng cách, cùng mẹ sánh bước vào lễ thành hôn. Đây chắc chắn sẽ là lời cảm ơn âm thầm mà ý nghĩa nhất, để mẹ hiểu được rằng dù đi tới đâu, mẹ vẫn luôn bên bạn và khách mời cũng có thể cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa đôi uyên ương và gia đình.

2. Chuẩn bị trang phục đặc biệt dành cho các mẹ

Hầu hết các mẹ cô dâu hay mẹ chú rể đều muốn mình thật đẹp trong ngày kết hôn của con cái. Vì vậy, khi mua sắm váy cưới, trang phục cho mình, đôi uyên ương đừng quên chọn cho mẹ một bộ váy hay áo dài thật đẹp để làm tôn thêm vẻ quý phái cũng như làm vui lòng các bậc phụ huynh. Ngoài áo dài truyền thống, bạn có thể chọn cho mẹ bộ váy lộng lẫy mang phong cách hiện đại. Tuy nhiên đôi uyên ương nên có sự bàn bạc trước để hai mẹ diện trang phục tương đồng nhau, không nên một người mặc áo dài, một người lại chọn váy.


3. Tặng hoa mẹ trong đám cưới

Trước khi bắt đầu hoặc kết thúc lễ thành hôn, cô dâu nên tặng một bó hoa nhỏ cho hai mẹ của mình. Đó sẽ là cách thể hiện tình cảm thiết thực và là lời cảm ơn ý nghĩa.

4. Diện lại váy cưới, áo dài của mẹ

Không ít các bà mẹ giữ gìn trang phục cưới của mình để dành tặng con gái trong ngày cưới. Nếu cô dâu không phiền lòng, thì việc mặc lại váy hay áo dài của mẹ sẽ đem đến niềm hạnh phúc cho người đã sinh thành ra mình. Nếu không muốn mặc trang phục cưới cũ, bạn vẫn có thể chọn một phụ kiện mà mẹ đã từng dùng trong đám cưới để đem theo trong ngày thành hôn. Đó có thể là chiếc nhẫn của bà ngoại trao tặng, hay chiếc vòng cổ yêu quý của mẹ.


5. Cùng mẹ chụp những tấm hình đặc biệt

Không ít cô dâu chú rể chăm chú chụp ảnh cùng bạn bè mà quên không ghi lại hình ảnh với gia đình, người thân. Ngày cưới không chỉ dành riêng cho đôi uyên ương mà cũng là ngày vui của cả gia đình, vì vậy bạn đừng quên cùng mẹ chụp ảnh, để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt chỉ có một lần trong đời.

Chính những hình ảnh đáng nhớ đó sẽ là kỷ niệm không thể nào quên và sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể có thể in ảnh cỡ lớn để dành tặng hai gia đình treo tại nhà, để thể hiện sự quan tâm cũng như sự hiện diện mỗi ngày của mình. Trong tiệc cưới, bạn nên tranh thủ mọi lúc có thể để chụp ảnh cùng cha hoặc mẹ, để lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc của cả gia đình bên nhau.

6. Dành lời cảm ơn tới mẹ

Trong chương trình đám cưới, thường gia đình cô dâu chú rể sẽ dành lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, khách mời tham dự đám cưới, ít có đôi uyên ương nghĩ tới việc nói lời cảm ơn tới hai mẹ của mình. Đôi khi đó là do cá tính rụt rè, e ngại khi nói trước đám đông. Nhưng đám cưới chỉ có duy nhất một lần trong đời, dù ngại ngần, bạn vẫn nên nói lời cảm ơn dành tặng mẹ, lúc đó, không chỉ mẹ vui mà khách mời cũng sẽ cảm thấy bạn là người con có hiếu, biết trân trọng tình cảm gia đình.


Theo NgoiSao

6 lý do để chọn nhẫn cưới bạch kim

Chiếc nhẫn cưới làm từ bạch kim có độ bền cao, tinh khiết và không gây ra dị ứng với hầu hết cô dâu chú rể.

Trong các chất liệu làm nhẫn, bạch kim là quý giá nhất, có độ sáng, độ bền cao. Nhiều người còn tin rằng, các tính chất của bạch kim cũng chính là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Với sự quý giá của bạch kim, giá thành của nhẫn cưới làm từ kim loại này không rẻ, nhưng bạch kim luôn đặc biệt theo nhiều cách. Có tới 7 lý do để khuyến khích cô dâu chú rể chọn nhẫn cưới bạch kim cho ngày trọng đại của mình.


1. Nhẫn bạch kim làm tôn thêm vẻ đẹp cao quý của kim cương. Bạch kim là kim loại trắng tự nhiên, mang vẻ long lanh và luôn nổi bật. Bạch kim kết hợp cùng kim cương là sự lựa chọn hoàn hảo nhất vì chúng tôn vẻ đẹp cho nhau và làm chiếc nhẫn thêm giá trị.

2. Bạch kim cứng cáp và là ổ nhẫn giữ chắc viên đá quý của bạn. Khi dùng bạch kim làm nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới, cô dâu chú rể sẽ không lo lắng viên kim cương, đá quý rơi ra ngoài vì bạch kim cứng cáp sẽ bao bọc viên đá an toàn.

3. Nhẫn cưới bạch kim không cần bảo dưỡng. Trong khi một số kim loại khác như bạc, vàng thường bị xỉn theo thời gian thì bạch kim không gặp vấn đề này. Vì vậy, nhẫn bạch kim cũng không cần bảo dưỡng khắt khe để giữ độ bền đẹp như nhẫn vàng hay bạc.

4. Nhẫn bạch kim không bị hao mòn hay méo, gẫy: Khi đeo trên tay, nhẫn thường bị va đập vào nhiều vật xung quanh, dễ bị mòn, xước, thậm chí bị méo. Nhưng nhẫn bạch kim cứng, bền nên dù đeo trong nhiều năm liền, bạn vẫn sẽ thấy chiếc nhẫn dày dặn như mới.

5. Bạch kim không gây kích ứng da. Bạch kim là nguyên tố nguyên chất, không lẫn tạp chất nên an toàn cho da, ngay cả đối với những người có làn da nhạy cảm.

6. Bạch kim quý hiếm và thuần khiết như tình yêu. Bạch kim được xếp vào một trong số ít kim loại quý hiếm trên thế giới và nhiều người còn gọi nó là "Ông hoàng của kim loại". Đây cũng là kim loại tinh khiết nhất, xứng đáng là biểu tượng của tình yêu.


Theo NgoiSao

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Ảnh cưới chụp trong nhà với những sáng tạo đáng yêu

Bộ ảnh được thực hiện với phần lớn khung cảnh ở trong nhà nhưng vẫn tạo được nét đẹp tự nhiên, tươi sáng.

Sam và Celeste là bác sĩ, cùng học chung trường tại Melbourne, Australia. Cả hai đã trải qua khoảng thời gian 5 năm trước khi đến bên nhau và quyết định gắn bó cuộc đời. Với album ảnh cưới, cả hai không quay lại nơi họ đã gặp nhau, mà họ quyết định sẽ thực hiện những hình ảnh tại studio. Với sự sáng tạo không ngừng của nhiếp ảnh gia, Sam và Celeste đã có một bộ ảnh tuyệt đẹp mang phong cách tự nhiên, trong sáng.










Theo Ngoisao

11 quán cà phê chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội

Bên cạnh những địa điểm đẹp ngoài trời, các đôi uyên ương cũng chọn quán cà phê là nơi thực hiện bộ ảnh cưới.

Hầu hết các quàn cà phê tại Hà Nội đều thu phí từ 100.000 - 500.000 đồng khi các đôi uyên ương muốn chụp ảnh cưới tại đây. Vì vậy bạn nên gọi điện liên hệ trước với người quản lý của quán để biết rõ yêu cầu cũng như phí chụp ảnh tại từng địa điểm cụ thể. Bạn cũng đừng quên hỏi kỹ về thời gian cho phép, bởi việc quy định thời gian được phép chụp tại mỗi quán khác nhau, có nơi cho chụp không giới hạn, có quán chỉ cho chụp ảnh cưới trong 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ.

Trước khi chụp ảnh cưới, bạn nên tới quán xem trước để biết cách bày trí, sắp xếp và từ đó nghĩ cách tạo dáng cũng như lên kịch bản cho bộ ảnh thêm ấn tượng. Báo Ngoisao.net sẽ gợi ý cho bạn những quán cà phê chụp ảnh cưới đẹp tại Hà Nội:

1. Cà phê Avalon - 73 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội:


2. Cà phê Sum Villa - 10 Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội:


3. Cà phê Salute - 14B Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội:


4. Cafe May - 1073 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội


5. Cà phê Unicorn's home - Tầng 2, số 14 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội:


6. Cà phê Tzo - 81 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội:


7. Cafe Align - 10A Khúc Hạo, Ba Đình, Hà Nội:


8. Cà phê Seranade - 18 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội:


9. Cà phê Le Corner - 1A Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (phía sau Nhà hát lớn):


10. Cà phê Chillout - 89A Lý Nam Đế, Ba Đình, Hà Nội:


11. Cà phê Le Petit - 25 Hạ Hồi, Hoàn Kiếm, Hà Nội:



Theo Ngoisao

Lãng mạn ảnh cưới dưới nước

Cô dâu chú rể có thể chọn biển hay hồ bơi để thực hiện bộ ảnh và cả hai không nhất thiết cần biết bơi, mà chỉ cần có kỹ năng lặn, tạo dáng dưới nước.


Từ năm 2012, các cô dâu chú rể bắt đầu biết đến phong cách chụp ảnh cưới dưới nước và đây được coi như sự lựa chọn của các đôi uyên ương cá tính, thích chọn những điều khác biệt, độc đáo và lãng mạn. Để có được một bộ ảnh cưới đẹp không phải là điều bất khả thi, nhưng phải có sự kết hợp hoàn hảo giữa cô dâu chú rể và nhiếp ảnh gia.

1. Chuẩn bị tâm lý cho đôi uyên ương

Một nhiếp ảnh gia tại Hà Nội, cho biết, để có được tấm ảnh ưng ý sẽ mất khá nhiều công sức. Trước hết, cô dâu chú rể cần bình tĩnh và can đảm lặn sâu dưới nước. Vì không phải ai cũng có thể vừa nín thở, vừa tạo dáng dưới nước ngay, nhất là các cô dâu không biết bơi. Ngoài ra, ở dưới nước đi lại hay làm bất cứ hành động gì cũng khó khăn, nên bạn cần kiên trì, nếu trong vài phút đầu chưa "diễn" tốt trước ống kính thì cần nghỉ ngơi rồi thử lại. Điều quan trọng nhất là cả cô dâu chú rể cần để cơ thể thả lỏng trong nước, tâm lý thư giãn sẽ giúp bạn nhanh bắt nhịp với môi trường mới và có được những tấm hình đẹp.

2. Chuẩn bị kỹ năng bơi, lặn trong nước

Theo lời khuyên của nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh dưới nước, cô dâu chú rể có thể không biết bơi nhưng cần biết lặn sâu và giữ mình nhẹ nhàng trong nước. Với thời gian khởi động ban đầu, cô dâu chú rể có thể mở mắt dưới nước, nín thở và dễ dàng lặn sâu. Nếu có thời gian và điều kiện, hai người có thể đi học một khóa lặn biển tại Nha Trang hoặc Phú Quốc để chuẩn bị cho bộ ảnh cưới chỉ có một lần trong đời.


3. Lựa chọn địa điểm

Cô dâu chú rể có thể chọn biển hoặc hồ bơi. Khi chọn biển làm điểm đến để chụp hình cưới dưới nước, nên lựa chọn nơi nước trong xanh, không quá sâu, địa hình dưới nước không nguy hiểm. Các vùng biển đẹp ở Việt Nam thường được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn như Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc.

Các cô dâu chú rể không có nhiều thời gian và không muốn chụp ảnh tại biển có thể chọn hồ bơi tại các khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng riêng. Với hồ bơi, bạn nên đặt trước tại khách sạn để đảm bảo trong thời gian chụp ảnh, không có người làm phiền hay gây ảnh hưởng cho bạn.


4. Lựa chọn trang phục, trang điểm

Về trang phục, cô dâu nên chọn các loại váy cưới mỏng, làm từ lụa hay chiffon nhẹ nhàng, không nên chọn váy cưới cầu kỳ, nhiều tầng hay đính phụ kiện vì khi ở dưới nước, váy càng nhiều lớp sẽ càng nặng và khó di chuyển. Bạn có thể đặt may, thuê các đầm dạ hội có kiểu dáng như váy cưới thướt tha để chụp dưới nước, vừa giữ được nét đẹp của trang phục cưới mà lại thoải mái tạo dáng. Trang phục của chú rể cũng nên đảm bảo nhẹ, mỏng và dễ di chuyển.

Khi ở dưới nước, cô dâu cũng nên trang điểm nếu không khi lên ảnh bạn sẽ nhợt nhạt, kém sức sống. Bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm không thấm nước và chọn kiểu trang điểm tự nhiên, nhẹ nhàng.


Theo Ngoisao

Ngắm áo dài 9,5 triệu đồng của Đỗ Hải Yến

Chiếc áo dài may bằng vải ren hoa, lót crêpe và satin kiểu truyền thống là thiết kế của Trương Thanh Hải và được bán với giá gần 10 triệu đồng.


Trong lễ rước dâu tại Bắc Ninh, Đỗ Hải Yến chọn áo dài truyền thống và cài voan nhẹ nhàng. Nếu như các cô dâu thường thích màu đỏ hoặc vàng cho áo dài ăn hỏi hoặc đón dâu thì sắc trắng mà Đỗ Hải Yến chọn lại thể hiện nét sang trọng, lịch thiệp mà vẫn phù hợp với không khí đám cưới.


Đỗ Hải Yến trong chiếc áo dài trắng thanh lịch. Ảnh: Trần Tiến Dũng.

Áo dài trắng được may bằng vải ren hoa, lót crêpe, là thiết kế của Trương Thanh Hải. Thân áo thêu tay thủ công hình hoa bằng chỉ nổi. Áo may hoàn toàn theo dáng truyền thống với cổ cao, khít, ôm lưng, xẻ tà từ eo và dài chấm đất. Khi đến chọn áo cho ngày cưới, Đỗ Hải Yến không có yêu cầu gì quá đặc biệt, cô muốn có một chiếc áo theo đúng ý tưởng của đám cưới là lãng mạn, hoài cổ nhưng vẫn hiện đại và thanh lịch.

Để thực hiện theo yêu cầu của cô dâu, nhà thiết kế đã lên ý tưởng cho chiếc áo dài đặc biệt này. Áo dài vừa hoài cổ ở phom dáng, cách trang trí nhưng lại sử dụng những chất liệu mang tính Tây phương để đem đến "hơi thở" mới lạ. Chính vì thế, áo dài được pha trộn giữa nét hiện đại và cổ điển, lãng mạn.


Họa tiết hoa tinh tế, thêu tay thủ công bằng chỉ nổi trên nền vải ren, lót crêpe.

Chiếc áo dài mà Hải Yến chọn mặc trong ngày cưới được bán với giá 9,5 triệu đồng, được thêu thủ công bằng chỉ nổi và sử dụng vải ren và satin cao cấp. Nét cổ điển pha với hiện đại đã tạo nên một tổng thể hài hòa, tôn vinh vẻ đẹp nền nã, dịu dàng của những cô dâu Việt.

Một số hình ảnh rõ nét về đường thêu, họa tiết của chiếc áo dài mà Đỗ Hải Yến đã mặc trong ngày cưới:


Cận cảnh các chi tiết thêu tinh tế trên chiếc áo dài.


Áo dài dáng truyền thống, cổ cao, xẻ tà từ eo và dài chấm đất.


Áo dài hoài cổ ở phom dáng, cách trang trí nhưng hiện đại trong chất liệu.


Theo Ngoisao

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Những địa điểm chụp hình cưới đẹp tại Nha Trang (có phí và không phí)

Các cô dâu chú rể đang chuẩn bị cưới và có dự định chụp ảnh cưới tại Nha Trang, thì không thể bỏ qua địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp và lãng mạn tại Nha Trang này nhé.


NHỮNG ĐỊA ĐIỂM KHÔNG THU PHÍ

  1. Biển Hòn Chồng
  2. Bãi Tiên
  3. Bãi Dài
  4. Nhà ga
  5. Cầu Sắt
  6. Cầu Gỗ
  7. Nhà Alexander Yersin
  8. Nhà thờ Đá
  9. Nhà thờ Cổ Hà Dừa
  10. Thành Cổ
  11. Đồng cỏ lau
  12. Cảnh đồng quê
  13. Đường phố


NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CÓ THU PHÍ

Quý khách vui lòng thanh toán các chi phí như vé vào cổng và các chi phí ăn uống cho cả đoàn tại các địa điểm du lịch có thu phí

  1. Lầu Bảo Đại
  2. Vịnh Quán Nha Trang
  3. Coffee Shop Lousianna
  4. Sailing Club
  5. Nha Trang Xưa
  6. Nhà Ông Hai Thái
  7. Khu du lịch Memento
  8. Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm
  9. Thác Yang Bay
  10. Resort Champa
  11. Resort Anna Mandara
  12. Resort Hòn Tằm
  13. Resort Vinpearl
  14. Resort Diamond Bay
  15. Resort Ngọc Sương
  16. Resort Ninh Vân Hideaway

Sưu tâm

10 Ảnh Cưới Đẹp Chụp tại Nha Trang

Khi đến Nha Trang, nhiều đôi uyên ương chọn những vùng biển như Cam Ranh hay Hòn Tằm để thực hiện bộ ảnh cưới tuyệt đẹp cho mình.

Cam Ranh cách trung tâm Nha Trang khoảng 45 km, là vùng biển hoang sơ, vắng người, nước biển xanh ngắt và có những resort đẹp để chụp ảnh cưới.

Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể thuê thuyền tới Hòn Tằm, nằm cách trung tâm Nha Trang hơn 10 km để thực hiện bộ ảnh. Ở Hòn Tằm cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng và cầu tàu đẹp, là khung cảnh lãng mạn, phù hợp với ảnh cưới.

Mời bạn tham khảo 10 tấm ảnh cưới được chụp tại Nha Trang tuyệt đẹp:


Ảnh cưới được chụp tại Nha Trang


Ảnh cưới chụp trên con đường lãng mạn ở Nha Trang, bởi Anh Hi Bridal


Ảnh cưới chụp trên bãi cỏ xanh tại Nha Trang, bởi Anh Hi Bridal


Ảnh cưới chụp trên bãi biển Nha Trang, bởi ĐỨC HOLLYWOOD STUDIO


Ảnh cưới chụp trên bãi biển Nha Trang, bởi Ồ Studio


Ảnh cưới đẹp này được chụp khi thuỷ triều nước biển xuống, bởi Nguyễn Tùng Photo


Ảnh cưới đẹp được chụp tại Nhà Thờ ở Nha Trang, bởi Sammedia Studio


Ảnh cưới chụp ở đường ray xe lửa tại Nha Trang, bởi Quốc Toản Photo


Ảnh cưới đẹp này được chụp tại Ana Mandara Resort, bởi Nguyễn Tùng Photo


Ảnh cưới đẹp này được chụp bởi Ồ Studio


Theo Cuoihoivietnam

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

8 nguyên tắc để có nhẫn cưới hoàn hảo

Mua nhẫn mùa giảm giá, chọn nhẫn với chất liệu vừa túi tiền và bảo quản nhẫn cẩn thận chờ tới ngày cưới là một số lưu ý dành cho tất cả cô dâu chú rể.


Nhẫn cưới sẽ là kỷ vật theo đôi uyên ương trong suốt chặng đường hôn nhân. Ảnh: A.X.

1. Tìm nhẫn cưới dựa vào sở thích chung

Nhẫn cưới là vật mà cả cô dâu và chú rể đều sẽ sử dụng trọn đời, nên khi tìm nhẫn cưới, cả hai nên cân nhắc sở thích chung, không nên vì ý kiến riêng của một người mà làm người kia thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu chú rể thích nhẫn cưới mạnh mẽ, cứng cáp thì cô dâu không nên ép chàng đeo chiếc nhẫn đính hạt hay có đường nét mềm mại. Nếu sở thích hai người quá khác nhau, hai chiếc nhẫn không cần quá giống nhau, mà chỉ cần khắc chữ hay có 1 - 2 đường nét chạm khắc tương đồng, như vậy cũng đủ thể hiện tình cảm gắn bó.

Khi đi mua nhẫn, cô dâu chú rể nên cùng đi với nhau, vừa để củng cố thêm tình cảm, vừa có lựa chọn thực tế. Đôi khi các hình ảnh trên Internet hay ở các tạp chí cưới không chính xác như khi bạn tận mắt nhìn thấy đôi nhẫn cưới ở ngoài.

2. Chọn nhẫn cưới hợp túi tiền

Nhẫn cưới là vật gắn bó với bạn lâu nhất sau đám cưới, nhưng không vì thế mà bạn cần dồn hết tiền bạc để mua cặp nhẫn cao cấp, giá trị nhất. Một đôi nhẫn phù hợp, cân đối khi đeo lên tay, không lỗi mốt mới là nhẫn đẹp. Thay vì chọn bạch kim, cô dâu chú rể có thể chọn chất liệu vàng trắng, hoặc chọn kim cương nhân tạo thay cho kim cương tự nhiên sẽ giúp giảm chi phí đáng kể.

3. Mua nhẫn sớm mùa giảm giá

Việc tìm kiếm nhẫn cưới sớm nhất lựa chọn hợp lý vì cô dâu chú rể sẽ có nhiều thời gian để tận dụng dịp giảm giá của các cửa hàng trang sức. Vào mùa ít đám cưới hoặc các dịp lễ đặc biệt, các thương hiệu trang sức sẽ giảm giá nhiều loại nhẫn khác nhau. Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm chi phí, đôi uyên ương nên thường xuyên cập nhật giá vàng trang sức, nếu giá vàng giảm nhiều thì nên mua luôn nhẫn cưới cũng như các loại nữ trang khác.

4. Cân nhắc về kiểu dáng tiện lợi

Các đôi uyên ương nên chọn các mẫu nhẫn chạm khắc không quá phức tạp, không có nhiều đường cắt, đường gờ, dễ bị móc vào quần áo hay va chạm với các vật khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nhẫn cưới dạng trơn cũng không bị lỗi mốt, bền đẹp với thời gian.


Nhẫn cưới nên đơn giản, kiều dáng trơn, như vậy sẽ khó lỗi mốt. Ảnh: GWS.

5. Đo kích cỡ cẩn thận

Khi tới cửa hàng chọn nhẫn, cô dâu chú rể nên thử kích thước nhẫn ít nhất 2 lần và phải chú ý khi nhẫn viên ghi lại vì có không ít trường hợp lúc thử nhẫn là một cỡ, tới khi nhận sản phẩm hoàn chỉnh lại là một cỡ khác. Việc nhầm lẫn này không gây tổn thất lớn vì đa số các cửa hàng sẽ chỉnh sửa theo đúng kích cỡ của bạn, nhưng lại mất thời gian và khiến bạn không vui vẻ khi phải đợi sửa lại.

6. Thử lại nhẫn trước ngày cưới một tháng

Trong quá trình chuẩn bị đám cưới, cô dâu chú rể có thể gầy đi hoặc béo lên, dẫn đến việc cỡ nhẫn cũng thay đổi theo. Nếu mua nhẫn sớm, đôi uyên ương cần thử lại nhẫn cưới trước khi đám cưới diễn ra khoảng 1 tháng. Lúc này nếu nhẫn chật hay rộng, bạn vẫn có thời gian để mang đi sửa vì mỗi lần sửa nhẫn thường mất khoảng 1- 2 tuần. Bạn tìm tới chính cửa hàng đã mua, hầu hết các cửa hàng trang sức đều nhận bảo hành, sửa chữa cho bạn trọn đời.

7. Bảo quản nhẫn

Khi mua nhẫn về, bạn nên cất nhẫn vào nơi an toàn, tránh các nơi ẩm ướt. Với các chất liệu như vàng, bạch kim, nhẫn cưới sẽ khó bị oxy hóa. Tuy nhiên khoảng một tháng một lần, cô dâu chú rể nên kiểm tra nhẫn để xem xét có biến đổi nào cần sửa chữa, khắc phục hay không. Bạn có thể mang nhẫn tới cửa hàng trang sức để họ làm sạch sản phẩm, giữ cho nhẫn cưới luôn sáng bóng. Một lưu ý nữa đôi uyên ương cần nhớ là không nên cất cặp nhẫn quá kỹ, dễ bị quên, không tìm lại được.

8. Hạn chế tháo nhẫn ra sau đám cưới

Nhiều đôi uyên ương chia sẻ, nhẫn cưới rất dễ mất, vì nó quá nhỏ, lại trơn và dễ tuột ra khỏi tay. Vì vậy, việc chọn đúng cỡ nhẫn, hạn chế hoặc tốt nhất không tháo nhẫn ra là cách bảo quản nhẫn tốt nhất. Trong trường hợp đặc biệt cần tháo nhẫn ra, bạn nên cất vào hộp, giữ trên bàn trang điểm hoặc một nơi an toàn nhất định. Bạn nên nhớ không được để nhẫn ở gần nơi thoát nước, bồn rửa mặt, nhà tắm vì ở đó, nhẫn cưới có thể trôi tuột đi bất cứ lúc nào.


Theo NgoiSao

Xu hướng nhẫn đính hôn màu vàng hồng

Nhẫn cưới mang sắc hồng nhạt vừa tượng trưng cho sự sang trọng, thịnh vượng như vàng, vừa mang nét dịu dàng, mềm mại.

Nếu trước kia, các cô dâu chú rể thường lựa chọn vàng với sắc màu truyền thống thì hiện nay, các mẫu nhẫn cưới, nhẫn đính hôn với màu mới mẻ, hiện đại dần được ưa chuộng nhiều hơn. Trong đó, nhẫn đính hôn màu vàng hồng được dự đoán sẽ là lựa chọn thú vị cho các đôi uyên ương lãng mạn trong năm nay.

Nhẫn màu vàng hồng vẫn mang nét sang trọng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý như vàng, nhưng lại nữ tính, mềm mại hơn với sắc màu nhẹ nhàng. Hiện nay ở Việt Nam, các nhà cung cấp trang sức cũng cho ra mắt nhiều mẫu nhẫn đính hôn vàng hồng để bắt kịp xu hướng của cô dâu chú rể. Bạn có thể tới các trung tâm tương mại lớn hoặc các công ty trang sức cưới uy tín để tìm được mẫu nhẫn ưng ý nhất.

Mời bạn cùng ngắm các kiểu nhẫn đính hôn với sắc màu vàng hồng thành thoát.











Theo NgoiSao